Chọn đúng cách can thiệp cho con không hề dễ. Không phải trẻ nào cũng đáp ứng kể cả với những tiến trình trị liệu hiệu quả nhất và một số trẻ vẫn khá lên nhờ những tiến trình trị liệu ít người biết đến hơn. Cha mẹ nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt vì không phải tất cả các cách trị liệu đều dựa trên những chân lý khoa học đã được công nhận và không phải mọi chương trình có chứng nhận đều tuyển giáo viên và trị liệu viên đã qua đào tạo.
Cha mẹ nên tìm hiểu không chỉ những hiệu quả của phương pháp trị liệu mà còn cả ảnh hưởng của chúng với cha mẹ và các anh chị em khác.
Hiệp hội tự kỷ Mỹ và Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ đã đưa ra hướng dẫn những câu cha mẹ cần hỏi về bất cứ trị liệu nào mới.
Đây là những câu hỏi dựa trên hướng dẫn đó (24 câu):
- Trị liệu đó có hại gì cho con tôi không? Đã có trẻ nào khác bị cách trị liệu này gây hại chưa?
- Nếu cách trị liệu này không thành công thì nó sẽ ảnh hưởng đến con tôi và gia đình tôi thế nào?
- Cách trị liệu này đã được khoa học kiểm chứng chưa? Bạn có thể tìm những bài viết khoa học để tìm hiểu không?
- Làm thế nào để đánh giá tiến triển của con? Liệu hành vi của con có được quan sát và ghi chép sát sao không?
- Có những bước đánh giá được đề ra không? Chúng có được khoa học kiểm chứng không?
- Mục tiêu của các trị liệu có ý nghĩa với tôi và/hoặc con tôi không? Ví dụ, một cách trị liệu lấy mục tiêu là giảm 10% những hành vi tự kích thích có thể không đáng để tham gia.
- Trị liệu này sẽ được lồng ghép vào các chương trình hiện tại của con tôi như thế nào?
- Nó có cách tổng thể nào ghi nhận cả những quan tâm và mục tiêu khác của trẻ không?
- Cha mẹ không nên quá cuồng với một cách trị liệu nào bỏ qua những chương trình học, các kỹ năng sống và xã hội.
- Chương trình này đã thành công thế nào với các trẻ khác?
- Bao nhiêu trẻ đã học trường công và các em học thế nào?
- Bằng cấp chuyên môn của các nhân viên?
- Bao nhiêu người sẽ làm việc với con?
- Họ có được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc với đứa trẻ và người lớn tự kỷ không?
- Họ lên kế hoạch và tổ chức bao nhiêu hoạt động? Ai là người lên kế hoạch?
- Có những nếp sinh hoạt hàng ngày theo lịch nhất định không?
- Con tôi sẽ được quan tâm như thế nào?
- Con tôi có được giao những yêu cầu và khen thưởng mà con thấy có động lực không? Nếu có thì khen thưởng là gì?
- Liệu hệ thống khen thưởng đó có thể làm được cả ở nhà không?
- Liệu chương trình có giúp tôi tiếp tục can thiệp cả ở nhà không?
- Liệu môi trường can thiệp có làm giảm thiểu những gì gây mất tập trung không?
- Cách trị liệu này sẽ cần đầu tư bao nhiêu chi phí và thời gian?
- Trị liệu sẽ diễn ra ở đâu?
- Cách trị liệu đó có cần người phải có chứng chỉ hành nghề thực hiện không?
Một nhà chuyên môn và trị liệu có uy tín sẽ trả lời những câu hỏi này của bạn một cách dễ dàng và cởi mở. Nếu họ không thể trả lời làm bạn thỏa mãn thì bạn nên đợi và tìm hiểu thêm trước khi cho con theo cách trị liệu đó.