"Thần kinh không điển hình" chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ
Giải Mã Lầm Tưởng
"Thần kinh không điển hình" chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ
Những dạng "thần kinh không điển hình" là trạng thái suốt đời, có thể được chẩn đoán tại nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, nhưng sẽ vẫn hiện diện ở đó và được duy trì hoặc biểu lộ những biểu hiện mới khi đến tuổi trưởng thành.
Một người thích ở một mình hầu hết thời gian thì đó là người tự kỷ.
Giải Mã Lầm Tưởng
Một người thích ở một mình hầu hết thời gian thì đó là người tự kỷ.
Truth: Người nội tâm hoặc muốn dành thời gian một mình không phải là người tự kỷ. Tự kỷ bao trùm một phổ rộng gồm những rối loạn phức tạp liên quan đến phát triển não bộ với biểu hiện đặc trưng là khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội (ngôn ngữ, dáng điệu, diễn đạt ý muốn, v.v.), hành vi và sở thích bị hạn chế, rập khuôn, lặp đi lặp lại (vẫy tay, đi nhón chân, v.v.)
Trẻ tự kỷ là do ba mẹ bỏ bê, không quan tâm.
Giải Mã Lầm Tưởng
Trẻ tự kỷ là do ba mẹ bỏ bê, không quan tâm.
Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ còn đang được các nhà khoa học nghiên cứu và hiện tại chưa có phát hiện chính thống nào chỉ ra rằng tự kỷ bắt nguồn từ cách nuôi nấng của gia đình. Theo nhiều dẫn chứng cho đến hiện tại, một trong những nguyên nhân được nghĩ đến là gen di truyền.
Người tự kỷ không có khả năng học tập.
Giải Mã Lầm Tưởng
Người tự kỷ không có khả năng học tập.
Tự kỷ là một phổ, vì thế khả năng trí tuệ ở người tự kỷ đa dạng và khác nhau đối với từng cá nhân. Có người gặp khó khăn với các khuyết tật trí tuệ, số khác có trí thông minh trung bình và cũng sẽ có cá nhân vượt trội ở một lĩnh vực nào đó như trí nhớ, kỹ năng STEM (khoa học, kỹ thuật, toán học), âm nhạc hoặc nghệ thuật.