ADHD và những thông tin cần biết

Tài liệu cho phụ huynh

ADHD là viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder – Rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ (hoặc người lớn) theo những cách sau:

  • Có thể gặp khó khăn trong việc tập trung;
  • Có thể bồn chồn, cử động không yên, không ngừng;
  • Có thể cư xử bốc đồng.

Chẩn đoán ADHD có thể được đưa ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Thông thường, việc chẩn đoán thường diễn ra trước 7 tuổi, mặc dù vậy, một số trường hợp không được chẩn đoán cho đến tuổi vị thành niên hoặc thỉnh thoảng ở tuổi trưởng thành.

ADHD có những biểu hiện đa diện và khác nhau ở mỗi người, mỗi người có thể thể hiện sự kết hợp của những đặc điểm sau:

  • Khó khăn trong việc làm theo chỉ dẫn;
  • Thường có khoảng chú ý ngắn;
  • Cảm thấy bồn chồn nếu phải ngồi lâu; 
  • Thường dễ quên hoặc thiếu tính trật tự, tổ chức;
  • Dễ xao nhãng;
  • Nói chuyện, di chuyển hoặc táy máy tay chân quá mức;
  • Khó khăn trong việc chờ đợi, luân phiên;
  • Có thể có hành động bốc đồng, không suy nghĩ đủ sâu về hậu quả của hành động;
  • Kém phát triển về mặt cảm giác (sự vật, sự việc) có nguy hiểm.

Điều gì dẫn đến ADHD?

Các nhà khoa học chưa thể đưa ra kết luận rõ ràng ADHD là do đâu, mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng di truyền đóng vai trò to lớn. Cũng như nhiều rối loạn khác, ADHD có thể hình thành từ sự kết hợp nhiều nhân tố.

Bên cạnh di truyền, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến khác biệt trong sự phát triển não bộ và khoa học thần kinh giữa người có và không có ADHD. Họ cũng nghiên cứu các nhân tố môi trường mà có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển ADHD, bao gồm chấn thương não, dinh dưỡng, và môi trường xã hội.

Thông tin

Tác giả

Twinkl và NIH

Được dịch bởi

Saigon Children’s Charity

Ngày đăng tải

31/03/2025
Tải xuống