Các bí quyết này dành cho phụ huynh của những trẻ đang giao tiếp thông qua sự phối hợp giữa âm thanh, cử chỉ (chẳng hạn như chỉ trỏ, lắc đầu “không chịu”, vẫy tay “tạm biệt”) và ánh mắt không rời [nhìn chằm chằm] (nhìn bạn và sau đó nhìn vào cái mà bé muốn “nói” đến). Các bé đang gửi đi một thông điệp rõ ràng, chỉ là không cụ thể bằng lời mà thôi. Hãy xây dựng những kĩ năng ngôn ngữ cho bé theo cách của Hanen thật vui nhé!
1. Diễn đạt thông điệp của bé bằng lời.
Khi bé gửi đến bạn một thông điệp chẳng hạn như: với tay, chỉ trỏ, nhìn, gây tiếng động, vv…, hãy diễn đạt lại thông điệp này bằng lời theo những gì bạn nghĩ bé đang cố gắng nói với bạn. Tuy vậy, ngắn gọn thôi, hãy sử dụng những câu ngắn để thể hiện ý của bé. Ví dụ, nếu bé đá chân [vì] muốn bạn đẩy xích đu cho bé, hãy nói “Con muốn ba đẩy ha!” hay “Rồi rồi, ba đẩy cho con nè”.
2. Ngừng nói và chờ – để bé có cơ hội giao tiếp.
Chỉ cần bạn lại gần bé, nhìn chăm chú [nhìn 1 cách quan tâm] và chờ bé gửi thông điệp đến mình. Ví dụ như, nếu một trẻ khác đang khóc và bé của bạn đang chú ý đến trẻ đó, đừng nói gì cả. Hãy CHỜ bé giao tiếp với mình. Một khi bé nhìn bạn, chỉ trỏ về phía trẻ kia và tạo âm thanh/tiếng động, bạn có thể đáp lại những gì bạn nghĩ bé đang “nói”, chẳng hạn như “Ừ con, em bé đang khóc đó”. Hãy yên lặng chờ đợi, nhưng nhìn bé một cách chăm chú, hãy cho bé cơ hội bắt đầu cuộc trò chuyện – và bắt đầu những cuộc trò chuyện là một phần rất quan trọng để trở thành một người giao tiếp [nói chuyện] giỏi.
3. Tạm ngừng trong khi thực hiện những hoạt động thường lệ để nói với bé đã đến lượt bé.
Khi bạn và bé đang làm việc gì đó lặp đi lặp lại như cù lét hay đung đưa trên một chiếc xích đu – đôi khi, hãy tạm ngừng lại hoạt động đó. Ví dụ, sau khi bạn cù lét bé, hãy ngừng chơi và ĐỢI bé cho bạn biết bé muốn được cù lét nữa (và đừng nói gì cả – chỉ nhìn như đang trông đợi thôi). Hay sau khi bạn đẩy đích đu một vài lần, hãy ngừng đẩy, và chờ (không nói gì cả) để xem liệu bé có “nói” bạn đẩy xích đu nữa hay không. Điều này sẽ khuyến khích bé “hướng dẫn” bạn tiếp tục [việc đẩy], cho phép bé trải nghiệm sức mạnh của giao tiếp.
4. Hãy dùng thán từ.
Khi chơi với bé, hãy sử dụng những thán từ và âm vui tai như “yoyo” [whee diễn tả sự hào hứng, vui thích], “bùm!”, “Ihhh/Eow!” [yucky diễn tả sự khó chịu], “bốp!”, “ụt ịt” [oink oink là tiếng con heo]. Những từ và âm này sẽ khiến bé chú ý bởi vì chúng luôn được diễn đạt bằng nhiều ngữ điệu khác nhau. Hơn nữa, những từ và âm vui tai này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một hoạt động nào đó, giúp bé có nhiều cơ hội nghe được chúng. Bạn có thể kết hợp những từ như “yoyo!” và “rầm!” trong khi bé chơi xe và xe chở hàng. “Bùm!” và “Ồ/àhhh!” có thể được sử dụng khi bé chơi với bong bóng. “Tủm!” trong khi bé tắm. “Păng!” và “Bùm!” lúc bé chơi với chiếc trống nhỏ. “Yummy!/Ngon ngon”, “Ưmmmmm!”, và “Ihhh/Eow là những thán từ vốn xuất hiện trong các bữa ăn. Các âm và thán từ này thường là những “lời” đầu tiên mà bé bắt chước và sớm muộn, chính bé sẽ tự nói được.
5. Bắt chước âm thanh và hành động của bé.
Bắt chước là cách tuyệt hay để đạt được sự hăng hái tương tác. Khi bé gõ lên chiếc trống đồ chơi, bạn cũng hãy đánh/gõ trống như vậy. Sau đó chờ xem phản ứng của bé. Nếu bé nói “Oooh” trong khi bạn thổi bong bóng, bạn cũng hãy nói “Oooh” lại với bé, rồi nhìn bé xem liệu bé có chú ý đến bạn hay không. Nếu bé chơi đẩy ô tô trên sàn, bạn hãy làm y vậy, rồi chờ đợi phản ứng cúa bé. Bắt chước là một kĩ năng quan trọng để trẻ học hỏi. Việc bạn bắt chước bé thúc đẩy bé chú ý đến bạn và thậm chí là bắt chước bạn, khi bé đã sẵn sàng.
Xem tiếp phần 2 tại đây.
Nội dung gốc: The Hanen Centre
Nguồn: Child Development Institute