Giảm hành vi gây rối ở trẻ tự kỷ bằng cách sử dụng câu chuyện xã hội

Can thiệp

GIỚI THIỆU

Hành vi gây rối có thể cản trở việc giáo dục cho cả đứa trẻ gây rối và các trẻ cùng lớp khác. Ngoài ra, nó cũng có thể can thiệp vào các tương tác xã hội của trẻ gây rối lớp học vì trẻ này thường được xác định là “rắc rối” hay “khác biệt” (Harris, Milich, Corbitt, & Hoover, 1992). Mặc dù hành vi gây rối nên là mục tiêu can thiệp cho bất kỳ trẻ nào có hành vi làm ảnh hưởng vào hoạt động trong lớp học, thì can thiệp có vẻ đặc biệt quan trọng khi mà trẻ  tự kỷ gây rối, với các khiếm khuyết về giáo dục và xã hội đã có trong bối cảnh này.

0162-3257/02/1200-0535/0 © 2002 Plenum Publishing Corporation

Câu chuyện xã hội đại diện cho một can thiệp tương đối mới được thiết kế cho trẻ tự kỷ có thể được sử dụng để giải quyết một loạt các khiếm khuyết hoặc sự vượt quá giới hạn xã hội. Câu chuyện xã hội là một câu chuyện ngắn được viết theo định dạng đặc thù cho trẻ em, mô tả một tình huống xã hội, con người, kỹ năng, sự kiện hoặc khái niệm về các tín hiệu liên quan và các đáp ứng xã hội phù hợp (Gray, 1998). Mỗi câu chuyện xã hội được thiết kế để dạy trẻ tự kỷ cách quản lý hành vi của chính mình trong một tình huống xã hội nhất định nào đó bằng cách mô tả nơi hoạt động sẽ diễn ra, khi nào nó sẽ xảy ra, điều gì sẽ xảy ra, ai sẽ tham gia và tại sao trẻ nên cư xử theo một cách thức nhất định (Gray, 1998). Gray phác thảo các hướng dẫn cụ thể để phát triển các câu chuyện xã hội trong cuốn sách của bà đề cập đến can thiệp này (xem Bảng I).

Không giống như nhiều biện pháp can thiệp khác cho trẻ tự kỷ, những câu chuyện xã hội có thể mang đến một chất lượng duy nhất mà những đứa trẻ này có thể có. Cụ thể, vì trẻ tự kỷ thường tuân thủ nghiêm ngặt các thói quen, câu chuyện xã hội có thể phục vụ để thiết lập một thói quen hoặc một quy tắc mà sau đó trẻ có thể áp dụng vào tình huống xã hội. Ngoài việc dựa vào sức mạnh này, định dạng của câu chuyện xã hội có thể ít xâm phạm hơn các phương pháp điều trị thay thế để giải quyết các khiếm khuyết kỹ năng xã hội ở trẻ tự kỷ. Bằng cách trình bày các hướng dẫn trong một định dạng bằng văn bản (trái ngược với tương tác bằng lời nói để trình bày các hướng dẫn), khía cạnh xã hội của việc cung cấp hướng dẫn được giảm thiểu và có thể làm giảm sự chống đối của việc nhận hướng dẫn. Do đó, một câu chuyện xã hội có thể cho phép một đứa trẻ  tự kỷ nhận được các quy tắc điều chỉnh hành vi xã hội theo cách sẽ tối đa hóa khả năng đứa trẻ sẽ được hưởng lợi từ sự hướng dẫn.

Để tải về tài liệu chi tiết của chúng tôi, vui lòng click vào nút Download bên phải.

Thông tin

Tác giả

Saigon Children’s Charity

Được dịch bởi

Saigon Children’s Charity

Ngày đăng tải

28/08/2024
Tải xuống