Ngộ nhận và Thực tế về tự kỷ (phần 1)

Tự kỷ

“Đang tự kỷ nên muốn ở một mình.”

Chúng ta thường được nghe những câu nói gắn mác người nội tâm, muốn dành thời gian một mình là tự kỷ. Tuy nhiên, cách nói có hướng bông đùa này nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn đến tổn thương cho người tự kỷ và gia đình, và nối tiếp sai lạc trong nhận thức về rối loạn tự kỷ.

Ngoài ví dụ nêu trên, hãy cùng chúng tôi làm rõ thêm một số lầm tưởng phổ biến khác để từng bước thấu hiểu người tự kỷ hơn bạn nhé.

‘Ngộ nhận’ là các trích dẫn ghi lại lời nói của người thân. ‘Thực tế’ là dựa trên các nghiên cứu khoa học và y khoa.

  • Tự kỷ là một căn bệnh.

→ Thực tế: Tự kỷ là rối loạn thần kinh với biểu hiện đặc trưng là khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cùng với những hành động, sở thích mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

  • Tự kỷ là một lời nguyền hoặc là sự trừng phạt.

→ Thực tế: Tự kỷ không phải là do bị một lời nguyền. Tự kỷ là một sự khác biệt ở bộ não của một người trẻ. Với sự hỗ trợ và giúp đỡ người tự kỷ có thể tiến bộ và phát triển.

  • Tự kỷ là do chủng ngừa gây ra.

→ Thực tế: Các nghiên cứu cho thấy tự kỷ không liên quan gì đến chủng ngừa cả. Các bài viết cho rằng chủng ngừa có liên quan đến tự kỷ hầu như đều đã được chứng minh là sai.

  • Tự kỷ là lỗi của người mẹ hoặc người cha.

→ Thực tế: Nguyên nhân của tự kỷ được cho là có nhiều yếu tố dẫn đến, trong đó có yếu tố di truyền và môi trường, nhưng chắc chắn không phải là do người cha hay người mẹ từng làm gì sai. 

  • Tự kỷ là do sử dụng quá nhiều công nghệ, như là điện thoại và máy tính.

→ Thực tế: Không có bằng chứng nào cho thấy mối liên quan giữa công nghệ và tự kỷ. Người tự kỷ đã là một phần của cộng đồng xã hội chúng ta từ trước khi công nghệ tối tân hiện đại tồn tại.

Nguồn: Positive Partnerships (https://www.positivepartnerships.com.au/).

Thông tin

Tác giả

Saigon Children’s Charity

Được dịch bởi

Ngày đăng tải

22/08/2024
Tải xuống